This month, I added a new playlist to my music folder. It was a kind of Vietnamese traditional music call “cải lương” that I didn’t listen since I was about 8. I’ve listened to the cải lương playlist every day since I watched Song Lang – a movie directed by Leon Le.

The movie was a big surprise to me. It was the first time I felt so moved by a Vietnamese movie. You can think it’s weird to say that, but I was so bored of Vietnamese movies that I stopped watching them for years. Normally, when I tried to sit down to watch for some minutes, I had to turn away because I always felt like I watched a terrible play. This time, when I decided to buy a ticket, I wondered if I wasted two hour again. After 30 seconds, I told myself that I was so lucky to be there!
Song Lang was a Vietnamese wood block or wooden slit-drum. It is sounded with a small wooden ball connected to the body by a flexible metal tongue (traditionally made of horn). It is primarily found as a time keeper in a cải lương performance. In Vietnamese, “song lang” aslo means two men, that you might think about because the movie told a story of an underground debt collector and a cải lương performer against the backdrop of Saigon in 80s.

Song Lang satisfied my eyes with beautiful scenes. It satisfied my eyes with nice music. It delighted me with short and nature conversations. It touched my heart with vivid feelings. I decided to watch it again, and again. I surprised myself by going to 3 different cinemas to watch it. I’ve watched it for 5 times until now. The number would be continue if there were any cinema in Hanoi still put it on their schedule. I wrote two long pots on my Facebook about the movie. It was so funny that I started to search for review to see how other people thought about the movie. There weren’t many people intend to (and did) go to the cinema for this movie. However, people who went to watch Song Lang usually went for 2 or 3 times, even more.
I’m writing this entry while listing to a soundtrack of Song Lang. I hope that it will be available on DVD soon. I really want to watch it again.
***
Tối thứ Sáu, tiếp tục ra rạp xem SONG LANG của đạo diễn Leon Le, và tình cờ lại là buổi công chiếu cuối cùng của bộ phim ở Hà Nội. Tiếc vì nhiều bạn của mình bắt đầu lên lịch để đi xem sẽ lại phải đợi (có thể lâu), và mừng vì đã được thưởng thức bộ phim thêm lần nữa.
Mình không biết tại sao mình lại chạy ra rạp tới lần thứ năm, và thành thật là chưa có ý nghĩ sẽ dừng lại nếu các rạp ở Hà Nội vẫn còn chiếu phim này.
Mỗi lần xem, mình lại thấy yêu thích bộ phim hơn. Bảo không viết nữa mà vẫn không làm nổi! Lần này sẽ ghi ra những cảm nhận về cách thể hiện tâm trạng, tình cảm của hai nhân vật chính – điều khiến mình ngạc nhiên thứ hai – sau những khung hình đẹp đến ngỡ ngàng. (May cho cô gái tối qua là mình chỉ nhắc tới xíu xiu chứ chưa kể lể đủ đầy về chủ đề này, cô gái ơi đọc bài này sẽ biết cô đã may tới mức nào, nhé!)
Mấy lần đầu tiên, bị cuốn đi bởi mạch hồi tưởng của Dũng, mình không để ý, nhưng đến lần xem này, mình giật thót bởi cái nhịp thở hổn hển, cố sức nén lại của Dũng sau khi nhớ về cảnh hạnh phúc sau cánh gà thuở ấu thơ – lúc ấy anh chàng còn là cậu nhóc vô lo, thỏa sức ngắm mẹ tỏa sáng trên sân khấu, được mẹ nhí nhảnh vẫy tay lúc chào khán giả, và cha thì say sưa từng cung đàn, hòa nhịp với lời ca của mẹ. Mình đoán anh chàng đang cố kìm bản thân lại, cố nhắc rằng đó chỉ là quá khứ, giờ công việc của anh ta ở rạp hát này là việc khác, và bằng cách đó, anh ta mới đủ mạnh tay để làm công việc đòi nợ mà anh vốn dĩ phải làm.
Mình thích cái vẻ khó chịu thoảng qua của Dũng trong quán ăn, khi thấy có người cà khịa với Linh Phụng. Chỉ là thoảng qua thôi, bởi có vẻ anh chàng đã kịp tự nhủ đó không phải là việc của mình. Mình thích cái vẻ quyết liệt, có phần hứng thú của Dũng khi vụ ẩu đả xảy ra, và Linh Phụng bị cả đám người đánh văng tới chỗ anh chàng. Chắc sự hứng thú ấy xuất phát từ chỗ Dũng đã có cớ để hành động như ý tưởng chợt nảy lên rồi bị xua đi lúc trước. Cái trò hào hiệp xưa nay thường để thỏa mãn bản thân trước tiên rồi mới tới chuyện vì người khác mà (ờ, đấy là mình nghĩ thế!). Ở đây, anh chàng có thêm cớ để hào hiệp, vì anh kép hát tưởng chừng lẻo khoẻo kia dám ra tay trước với tụi côn đồ – thế là đủ cho thấy anh ta cũng ngang tàng lắm – đủ để Dũng thêm chút nể trọng sau màn thẳng thừng cởi đồng hồ, dây chuyền để trả nợ cho gánh hát rồi! Mấy lời bình luận của những người trong quán đủ để tăng thêm nhuệ khí cho Dũng – đã thương thì thương cho trót – mang anh chàng Linh Phụng về chứ để nằm một đống ở đó lại sợ bọn giang hồ tới trả thù!
Mình thích ánh mắt ngạc nhiên, giật mình của Linh Phụng khi thấy Dũng có ý khen việc đánh nhau với tụi côn đồ để cho chúng bớt coi thường kép hát. Và tim mình tan chảy khi thấy ánh mắt tò mò, ngạc nhiên và cái lắc đầu rất nhẹ kèm nụ cười tủm tỉm của Linh Phụng khi chứng kiến Dũng tỉ mẩn gạt bỏ hạt ớt trước khi ăn. Nụ cười ấy, vừa ngỡ ngàng, vừa sung sướng bởi phát hiện ra một điều bất ngờ thú vị. Nụ cười của những cô gái, chàng trai mới lớn – mình gọi là thế đấy! Và cái phát hiện nho nhỏ kia thì đủ cho người ta hoan hỉ cả ngày, để mắt cứ long lanh và môi thì chực mỉm cười. Trong phim, có thêm vài lần Linh Phụng nở nụ cười nhẹ, và bẽn lẽn như thế, ấy là lúc nhìn thấy sợi dây chuyền có hình con voi, là khi nghe câu an ủi “đen bạc đỏ tình”, là lúc trang điểm nghe bạn diễn hỏi có vẻ gì là lạ… Miệng cười, mắt cười theo, thể hiện được đầy đủ tâm trạng của nhân vật, thế nên người xem chẳng dứt ánh mắt ra được.
Tiếng đàn, tiếng hát của những người hát rong đã khiến Linh Phục lạc khỏi thiên đường vừa bước chân vào, và đó lại là cơ hội để Dũng thảng thốt nhận ra thêm một điều khiến anh chàng thêm quý trọng người ngồi trước mặt. Chỉ việc anh chàng đang ăn mì ầm ầm, thấy đứa dở hơi trước mặt tự dưng chẳng động đũa thì nhìn lên rồi khựng lại – có lẽ chưa tới một giây – mà làm mình tan chảy lượt hai.
Đoạn hai nhân vật lững thững trở về từ quán ăn làm mình có cảm giác là cả hai đều đang cố tình kéo dài thời khắc được sóng bước bên nhau. Những bước đi chậm rãi, và khoảng cách giữa hai người cứ âm thầm bị thu hẹp lại… Có lẽ sau khoảnh khắc từng người chợt nhận ra vẻ đặc biệt ở người kia, họ đã coi trọng nhau nhiều hơn, nâng niu từng giây phút được trò chuyện cùng nhau, cũng từ đó mà bắt đầu nhận ra sự đồng điệu trong tâm hồn. Đôi lúc, hai người như bị hòa lẫn vào cảnh vật, chỉ có tiếng trò chuyện rõ mồn một vang lên – cảm giác như họ đang ngồi ngay cạnh mình chứ không phải thả bước trên con đường tối mờ kia vậy.
Lần nào xem cảnh hai anh chàng nói chuyện với nhau trên sân thượng, với vầng trăng vằng vặc cũng làm mình nổi da gà. Hẳn là tại ánh trăng thôi, mình tự bảo mình như thế! Linh Phụng, lại lần nữa như cô gái mới lớn, tự kể chuyện chia sẻ về tuổi thơ, rồi tò mò hỏi han, có lẽ muốn mang anh bạn lạnh lùng kia đến gần với thế giới của mình thêm chút nữa. Cái cách Linh Phụng quay lưng lại phía Dũng, rồi từ từ xoay người, khoảng cách hai nhân vật tiếp tục thu hẹp lại, và dù nhìn từ xa, cũng thấy khoảnh khắc hai người xoay ra nhìn nhau – rồi Linh Phụng xoay hẳn người, tựa lên tay kể về nỗi đau mất người thân – tất cả khiến mình cảm giác lúc ấy hai người đã thực sự trở thành tri kỉ.
Việc Linh Phụng nói mỗi lần mặc đồ diễn đầy mùi dầu hôi sẽ nhớ đến Dũng, rồi Dũng cố thờ ơ mà khuôn mặt vẫn ánh lên nét cười “Nó bốc hơi lâu rồi ông ơi!” là một trong những chi tiết mình cứ thích xem lại mãi. Câu Dũng nạt Linh Phụng khi anh chàng hỏi về sở thích ngày nhỏ cũng đượm màu hài hước! Lúc ấy Linh Phụng có thể chưa kịp để ý, chứ mình đoán Dũng đã muốn anh chàng này biết rằng Dũng từng có một tuổi thơ rất khác, một thế giới rất khác so với cuộc sống giang hồ ngày nay. Câu nói ấy, với mình, là lúc Dũng đã thực sự mở lòng để đón nhận tình bạn mà Linh Phụng đang ngại ngùng mang đến. Giọng Dũng vui mừng rủ Linh Phụng chơi điện tử thêm lượt nữa rồi hãy ngủ cũng phảng phất nét cười! Trong phim này, khi đã là gã đòi nợ thuê, hình như ngoài lần cùng Linh Phụng đánh thắng ván điện tử, chẳng lần nào Dũng cười to, nhưng mình đã thấy mấy lần khuôn mặt anh chàng thoảng nét cười (hay đấy chỉ là tưởng tượng của mình lúc bị hút vào phim nhỉ?) Viết đến đây lại nhớ vẻ mặt hớn hở của Dũng sau khi xem Mỵ Châu – Trọng Thủy, phăm phăm đi về phía hậu trường. Mình tin lúc ấy không phải là Dũng Thiên Lôi đi đòi nợ, mà chỉ là anh chàng Dũng thơ ngây ngày nào theo thói quen sung sướng chạy đến chúc mừng người thân vừa hoàn thành vở diễn mà thôi. Cái mặt ngẩn ra, đầy khó chịu của Linh Phụng là gáo nước lạnh khiến cho cậu chàng ngây thơ biến mất không tăm tích. Ừ, sau đấy mà Dũng có phi vào, đốc thúc gánh hát trả hết cả vốn lẫn lời mình cũng không thấy lạ đâu!
Chắc rằng tất cả mọi người đều bật cười hài hước khi nghe những câu thoại có chút ấm ức, dỗi hờn của Linh Phụng lúc thấy cô người yêu của Dũng đứng chờ. Trời ơi, đoạn này thật là làm mình bay vù trở về với đống truyện kiểu rung động đầu đời một thời hay đọc, miệng cứ toét ra cười không cưỡng lại được. Còn Dũng, nói năng cứ như thể một ông chồng già nói với bà vợ già đã mấy chục năm chung sống, hay là kiểu hai người bạn cực kì thân thiết chẳng cần ý tứ gì ấy, trời ơi càng làm mình thấy hài hước, đáng yêu. Thôi đừng kể đến đoạn anh chàng không dằn lòng được, phi ra nhìn chằm chằm vào Linh Phụng nữa, mình cười chết mất! Chẹp, chẳng cần phải đến yêu đương, có những lúc người ta điên lên cũng chỉ là để đứa bạn dở hơi của mình không hiểu lầm, nghĩ ngợi lung tung! Với mình, rõ ràng lúc này Dũng đang là người dốc lòng dốc sức ra rồi, trân trọng, yêu quý gì cũng cầu đến mức ấy là đủ, nhỉ!
Đương nhiên sau khi chứng kiến màn nghĩa hiệp của Dũng, thì mức độ gắn bó từ phía Linh Phụng đã tăng thêm. Dũng đón nhận điều đó, lặng lẽ và nhẹ nhõm. Cảnh hai anh chàng phóng trong đêm, chẳng cần lời nào, mình thấy được họ đã thật sự cởi bỏ được những hiểu lầm, khúc mắc.
Cuốn sách Linh Phụng sung sướng phát hiện ra, cùng với thói quen đọc sách mỗi ngày, rồi còn tỉ mẩn gạch vào sách của Dũng nữa, làm mình mê mệt! Mình từng ấm ức, thèm thuồng sao phim nước ngoài, cảnh các nhân vật đọc sách cứ nhẹ tênh như không, chẳng gượng gạo gì – giờ khỏi ghen tị nữa rồi nhé! Cuốn sách đó thực sự là sợi dây gắn hai tâm hồn! Nó dẫn đến cảnh đàn hát trong đêm mà mình cứ thích xem đi xem lại (rất yêu biểu cảm của Linh Phụng khi Dũng bảo hát đi – bật ngay ra so sánh với biểu cảm của anh chàng khi bị bảo hát trong quán ăn ấy!). Sáng hôm sau, khi những tia nắng lần đầu tiên làm sáng bừng căn phòng của Dũng – có vẻ như cũng là lần đầu tiên cuộc sống của anh chàng bừng lên ánh sáng sau những năm dài tăm tối, cô đơn đến cùng cực – cái cảnh Linh Phụng lại cầm cuốn sách lên đọc trong luồng nắng rọi vào từ ô cửa sổ tiếp tục làm mình nghẹt thở. Linh Phụng lại thấy thêm một góc khác của Dũng, điều mà Dũng chẳng hề mở lời chia sẻ trước đó, khiến anh chàng đồng cảm! Từ đây, trong mắt mình hai nhân vật đã hiểu nhau mà chẳng cần phải dùng lời.
Cửa sổ đầy chậu cây của Dũng mình đã mê mệt ngay từ lúc anh chàng lững thững tưới cây một mình, đến lúc đứng chung với Linh Phụng đã tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Cảm giác đứng chung bên một khung cửa, chỉ cần đứng đó thôi, nghe thấy tiếng người kia đang thở cũng đủ làm người ta hạnh phúc lan đến từng chân tơ kẽ tóc. Bao nhiêu lần xem là bấy nhiêu lần quên cả thở chỉ để ngắm. Mình thích cái kiểu ánh mắt chạm nhau lúc đưa bịch cà phê của hai anh chàng, rồi mỗi người nhìn đi một hướng. Ánh mắt thì chạy ra xa, nhưng hai bờ vai, hai cánh tay thì lại rất gần. Thành thật là mình không ngờ được Dũng lại thốt ra câu “Lần đầu gặp nhau không phải là lúc đòi tiền!”, nên lần xem đầu tiên cứ sững sờ, há hốc miệng ra! Dịu dàng đến thế làm sao mà người ta sống nổi chứ! Với câu đối đáp lúc ấy hai anh chàng đã chính thức thừa nhận người còn lại là tri kỉ rồi, không phải chỉ trong tưởng tượng của mình nữa.
Cảnh Dũng khóc nức nở trên sân thượng, những giọt nước mắt lấp lánh trên má Linh Phụng trong vở diễn cho thấy rõ ràng cả hai nhân vật đều đã thay đổi, nói đúng hơn, là mỗi người đã tìm về được với bản thân, và may mắn cho họ, là trên con đường ấy, còn tìm thấy một người đã nhìn thấy con người thật của mình – con người rất khác so với những gì họ vô tình hay cố gắng trưng ra mỗi ngày. Nói hoa mĩ hơn một tí, hai con người ấy đã va vào nhau, và cùng nhau làm sống lại tâm hồn đầy rung cảm của mỗi người…
Lời cảm ơn đạo diễn, đội ngũ làm phim, và cả những người đã không tiếc công sức để SONG LANG đến được với nhiều người hơn, bao nhiêu cũng là không đủ! Mình sẽ chuyển lời cảm ơn đó thành lời hẹn cho những bộ phim sau, nhé!